Tin mới nhất

Phòng mổ áp lực âm, phòng mổ áp lực dương

Rate this post

Phòng mổ áp lực âm, phòng mổ áp lực dương

Hiện nay, việc chống nhiễm khuẩn đang trở nên đặc biệt quan trọng nhất là trong lĩnh vực y tế. Công nghệ lọc khí vô trùng đang được áp dụng phổ biến trong các phòng mổ với phòng mổ áp lực âm và phòng mổ áp lực dương. Hãy cùng tìm hiểu về 2 loại phòng mổ: phòng mổ áp lực âm và phòng mổ áp lực dương nhé!

Xem thêm: Thi công phòng mổ

Xem thêm: Phòng cách ly áp lực âm

1. Phòng mổ áp lực âm.

Phòng mổ áp lực âm là phòng mổ bao gồm những đặc điểm sau:

Không khí trong phòng mổ này vào một chiều và ra một chiều (đi theo một hướng).

Điều này nhằm tránh việc trong quá trình mổ khí thải lây lan và ảnh hưởng đến các khoa, phòng khác.

Phòng mổ áp lực âm sử dụng phương pháp đóng Pano tường, sử dụng hệ thống kiểm soát áp suất và điều khiển nhiệt độ, bộ lọc Hepa, hệ thống dẫn khí sẽ giúp duy trì áp suất âm từ phòng này sang phòng kia.

Toàn bộ khí thải được xử lý qua màng lọc 17 lần/phút để đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm.

Phòng mổ áp lực âm giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn.

Xem thêm: Thi công phòng mổ áp lực âm

2. Phòng mổ áp lực dương

Phòng mổ áp lực dương là phòng mổ sử dụng công nghệ xử lý vô trùng áp lực dương.

Quy trình công nghệ xử lý khí vô trùng áp suất dương:

Sơ đồ công nghệ:

Sơ đồ quy trình
Sơ đồ quy trình

 

Bước 1: Từ quạt hút khí, không khí được cấp vào modul

Bước 2: Màng lọc sơ cấp: Sử dụng để loại bỏ các hạt bụi từ môi trường không khí bên ngoài.

Bước 3: Tiệt trùng bằng ozone: Với chức năng làm cho các vi khuẩn trong không khí chết đi nhờ vào khí ozone làm cho không khí được tiệt trùng.

Bước 4: Bộ lọc áp suất dương: có chức năng tạo áp suất đẩy không khí qua màng lọc HEPA. Tạo ra áp suất dương trong phòng phẫu thuật và hành lang bằng các thiết bị tạo áp. Bộ tạo áp suất dương bao gồm các quạt cao áp dạng lồng sốc, công suất lớn, độ bền cao. Ngoài chức năng ngăn chặn sự xâm nhập vi khuẩn từ bên ngoài vào (nhất là khi ra vào khu vực phẫu thuật) thì bộ lọc áp suất dương còn có tác dụng hạn chế sự thiếu hụt oxy trong các ca mổ kéo dài với nhiều người tham gia.

Bước 5: Tiệt trùng UV: Sau khi tiệt trùng bằng ozone, tiệt trùng UV giúp loại bỏ các vi sinh còn lại, làm cho không khí sạch.

Bước 6: Màng lọc HEPA: Loại bỏ xác vi sinh vật chết, các vi khuẩn còn sót lại làm cho không khí sạch hoàn toàn, có kích thước lỗ màng 0,2 µm.

Khí sạch sau khi ra khỏi modul đã được xử lý sạch sẽ hoàn toàn và là khí tiệt trùng cấp cho các phòng chức năng.

Quy trình xử lý kết thúc.

Xem thêm: Thi công phòng mổ áp lực dương

Quy trình tái xử lý khí trong phòng:

Quy trình tái xử lý khí trong phòng được thực hiện với các bước sau:

Quy trình tái xử lý
Quy trình tái xử lý

Bước 1: Khí từ trong phòng được quạt hút đưa vào hệ thống tái xử lý nằm chung trong modul và qua hệ thống màng lọc thứ cấp.

Bước 2: Màng lọc thứ cấp: Loại bỏ các hạt bụi thô trong không khí.

Bước 3 Tiệt trùng UV: Không khí được tiệt trùng bằng đèn UV, các vi sinh vật trong dòng khí sẽ được loại bỏ.

Bước 4: Dòng khí sẽ được thải ra môi trường khí trời xung quanh.

Trong bài viết trên chúng tôi đã cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về phòng mổ áp lực dương và phòng mổ áp lực âm. INTECH là đơn vị hàng đầu về tư vấn thiết kế và thi công phòng sạch. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để đảm bảo phòng mổ đạt đúng yêu cầu!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Liên hệ